Bấm vào hình để xem kích thước thật

Chứng tự kỷ Aspager và sự lo lắng khi lần đầu đi học

Ngày đăng:  05/09/2010

 
Lượt xem: 10623

Có nhiều tài liệu viết về chứng tự kỷ và sự lo lắng. Nó có khuynh hướng tả sự lo lắng thấy ở trẻ tự kỷ khả năng cao (tức trẻ tự kỷ có óc thông minh bình thường), trẻ có chứng Asperger và thường là trẻ ở độ tuổi bắt đầu đi học và thiếu niên. Tuy nhiên vài trẻ nhỏ tự kỷ có thể bị lo lắng tới mức nó ngăn trở sinh hoạt hằng ngày của trẻ, sự vui sống và việc học tập.

Làm sao ta biết khi nào trẻ bị lo lắng ? Những dấu hiệu chỉ sự lo lắng có thể gồm:

 

·         Hốt hoảng và bấn loạn khi bị tách lìa khỏi cha mẹ

·         Không chịu đi trường hay nhà trẻ

·         Lo lắng đủ chuyện và sợ hãi

·         Bồn chồn và dễ bực bội

·         Nhút nhát, rụt rè và thu mình lại

·         Sợ một vật

·         Nhức đầu đi kèm với chứng khác, đau bụng

·         Ngủ không yên và có ác mộng

·         Thiếu sức tập trung, dễ bị chia trí

·         Sống lại cảnh gây căng thẳng khi chơi trò lập đi lập lại

 

Điều gì có thể gây căng thẳng cho trẻ tự kỷ ở tuổi đi học ?

 

·         Không thể tỏ ý mình

·         Không thể đối phó với thay đổi hoặc tình cảnh mới

·         Rất cần biết trước chuyện sắp tới là gì

·         Khó mà hiểu được ẩn ý lúc giao tiếp

·         Sợ những cảnh huống vì em không hiểu được

·         Gặp khó khăn trong việc sắp xếp cảm nhận giác quan

·         Sợ một số nguồn gây ra kích thích cảm quan

 

Gia đình có thể làm gì đối với sự lo lắng của trẻ ?

 

Nếu chúng ta có thể hiểu điều gì làm trẻ nhỏ tự kỷ bị lo lắng thì chúng ta có thể nghĩ ra cách thức để giúp trẻ. Những điều thiết yếu cho việc này là cẩn thận quan sát trẻ, hiểu thấu đáo mức phát triển của trẻ, khả năng liên lạc tỏ ý và những triệu chứng của bệnh tự kỷ.

 

Kiểm tra cẩn thận xem việc gì có thể làm trẻ lo lắng, rầu rĩ là điều quan trọng. Trẻ đang lộ ra triệu chứng lo lắng nào ? Nó là sự lo lắng về bị xa mẹ, hay mối lo sợ đặc biệt nào, hay gần đây có thay đổi nào? Vì trẻ tự kỷ thường lo lắng về những thay đổi nhỏ trong thông lệ hằng ngày của khung cảnh em sống, đây thường là nơi tốt đẹp để bắt đầu chuyện. Câu hỏi đầu tiên là 'Có chuyện gì đã thay đổi ?' Khi lo lắng là do có thay đổi, bạn có thể giúp bằng cách chuẩn bị trước khi có thay đổi xẩy ra. Vì trẻ tự kỷ Aspager thường mạnh về cách tư duy hơn là những cách khác, thời khóa biểu bằng hình chụp hay hình vẽ, chuyện kể đơn giản, câu viết ngắn về hành vi và ngay cả cuốn sách hình riêng biệt cũng có thể cho trẻ biết về chuyện gì sẽ xảy ra và có thể giúp làm giảm sự lo lắng  ( giao tiếp với trẻ bằng hình vẽ sinh động)

 

Những phương thức bằng hình này cũng có thể giúp về sự lo lắng do xa cách người thân. Thí dụ ta có thể cho em xem hình chụp em sẽ ở đâu và mẹ sẽ ở đâu, và một hình chụp rõ ràng cảnh mẹ tới đón trẻ. Với trẻ nào có chút hiểu biết về thời gian, ta có thể thêm đồng hồ tính giờ trong bếp hay mặt đồng hồ vào thông tin này. Mới đầu một đồng hồ bếp có chuông reng mỗi năm phút ngắn sẽ dạy trẻ là mẹ sẽ quay về khi chuông reng, rồi khoảng thời gian này có thể cho lâu hơn dần dần tới khi bằng trọn khoảng thời gian mẹ phải xa con, nhưng trẻ học được rằng mẹ SẼ VỀ !

 

Có nhiều chương trình thành công được dùng cho trẻ bình thường để dạy em cách thắng được các nỗi lo sợ và sợ bằng cách cho tiếp xúc từ từ với điều hay vật mà em sợ. Các chương trình này cũng giúp được cho trẻ tự kỷ. Vài chương trình rút gọn dạy cách nghỉ ngơi thoải mái qua việc làm bắp thịt dãn ra từ từ có thể giúp cho trẻ nào căng thẳng, lo lắng và rầu rĩ. Những chương trình này thường có buổi học một thầy một trò dạy trẻ về bắp thịt căng thẳng và bắp thịt dãn thoải mái, buổi học dài bao lâu mà trẻ còn sức chú ý. Mới đầu nó có thể chỉ là vài phút học cách co và dãn cánh tay, bàn tay và chân, rồi tập thở sâu. Tới cuối trẻ được dạy co cứng và dãn mềm tất cả những bắp thịt khác của thân thể; khi được tập hằng ngày nó có thể giúp trẻ dãn người thoải mái khi em ở trong tình trạng gây lo lắng. Có cha mẹ cũng thấy là việc xoa bóp và băng dạy cách dãn người thoải mái hữu ích khi con lo lắng và rầu rĩ.

 

Đăng bởi: CN Thanh Hà ( K. Tâm Lý )

[Trở về]

Các tin khác