Bấm vào hình để xem kích thước thật

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh viêm não tủy hậu nhiễm

Ngày đăng:  02/07/2010

 
Lượt xem: 10571

Lê Thị Khánh Vân*

TÓM TẮT

 

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng; xác định tiêu chuẩn chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh viêm não tủy hậu nhiễm.

Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.

Kết quả: Viêm não tủy hậu nhiễm gặp ở 39 bệnh nhi trong mọi lứa tuổi, nhỏ nhất là 7 tháng và lớn nhất là 14 tuổi với tần suất mắc như nhau ở hai giới và không chịu ảnh hưởng của phân bố địa dư. 71,8% có nhiễm trùng trước đó. Triệu chứng lâm sàng đa dạng trong đó 56,4% có rối loạn tri giác, 51,3% có co giật và 20,5% có tổn thương ngoại tháp phù hợp với chức năng giải phẫu của vùng bệnh lý trên MRI. 48,7% điều trị Corticoides đơn thuần và 51,3% điều trị phối hợp với Immunoglobulin. Đáp ứng tốt, phục hồi hoàn toàn sau sáu tháng là 64,1% và 30,8% phục hồi một phần.

Kết luận: Viêm não tủy hậu nhiễm là một bệnh viêm mất myelin cấp tính của hệ thần kinh trung ương thường xảy ra sau nhiễm trùng hay chủng ngừa. Biểu hiện tổn thương chất trắng dưới vỏ hay vài cấu trúc khác của hệ thần kinh trung ương xác định rõ trên MRI và có triệu chứng lâm sàng phù hợp chức năng vùng mô bệnh lý. Chẩn đoán sớm bằng thăm khám lâm sàng và chụp MRI. Điều trị đáp ứng tốt với Corticoides phối hợp hoặc không với Immunoglobulin.

 

 

SUMMARY

INVESTIGATION the clinical, laboratory features, DIAGNOSIS AND TREATMENT OF  post-infEctiouS encephalomyelitis (PIEM)

 

Objective: The main aim of our study is to investigate the clinical and laboratory features of post-infectious encephalomyelitis (PIEM), as well as to get insight into the diagnosis and treatment of this disease.

 Methods: prospective, crossective, descriptive study.

            Result: PIEM was diagnosed in 39 patients with the age of onset ranging from 7 months to 14 years old. None of the gender or geographic factors considerably affected the disease incidence. PIEM followed an antecedent infection in 74.4% of patients. The clinical features of this disorder were well diversified. Consciousness disturbance, seizure and extra-pyramidal signs, which significantly correlated with the MRI lesions, were documented in 56.4%, 51.3% and 20.5% of patients, respectively. 48.7% were treated with Corticoid only and the rest received Corticoid + Immunoglobulin combine therapy. The disease fortunately associated with good prognosis, with complete recovery in 64.1% and marked improvement in 30.8% six months after discharge.

Conclusion: Post-infectious encephalomyelitis (PIEM) is an acute demyelinating disorder of the central nervous system, which is commonly triggered by an infection or vaccination. MRI scans would reveal the lesions in the central nervous system with typical clinical manifestations. Early diagnosis can be achieved by clinical examination, together with MRI scanning. In general, the response to Corticoid with/without Immunoglobulin treatment was good.

 

 

(*) : Bệnh viện Nhi Đồng 2

Đăng bởi: BS Lê Thị Khánh Vân

[Trở về]

Các tin khác