Bấm vào hình để xem kích thước thật

Hành trình cứu bé gái sinh non 6 tháng, chỉ nặng 660 gram của đôi vợ chồng hiếm muộn 12 năm khỏi tay tử thần

Ngày đăng:  24/11/2017

 
Lượt xem: 14931

Sau 12 năm hiếm muộn, người phụ nữ 38 tuổi này cuối cùng cũng được làm mẹ. Thế nhưng, đứa bé lại ra đời khi chỉ mới 24 tuần tuổi thai, nặng 660 gram. Tưởng hy vọng được nắm bàn tay con đã tắt vụt, nhưng nhờ có đội ngũ y bác sĩ, bé gái đã được cứu sống.

Kết hôn đã 12 năm nhưng vẫn chưa có mụn con nào, dù đã tích cực chạy chữa khắp nơi, chị T. luôn ao ước có được một đứa con. Thế nhưng may mắn lại chẳng mấy khi mỉm cười với chị, sau nhiều năm hiếm muộn, chị có thai, rồi cái thai cũng bị sẩy. Tưởng như đã hết hi vọng, nhưng sau lần sẩy thai năm ngoái ấy, chị T. lại có tin vui.

Chị T. 38 tuổi, do cuộc sống nghèo khó, vợ chồng chị phải tha phương từ Cà Mau lên Lâm Đồng làm thuê, để có điều kiện lo cho em bé sắp ra đời.

 

Niềm vui chưa được bao lâu, vào ngày 1/6/2017, chị T. đột ngột đau bụng, sanh thường một bé gái nặng có 660 gram khi mới chỉ 24 tuần tuổi thai (chưa đầy 6 tháng). Sau sinh, bé bị suy hô hấp, cả bác sĩ và gia đình đều nghĩ sẽ mất trong nay mai do tuổi thai của bé quá nhỏ, mà gần như rất hiếm có bệnh viện nào tại Việt Nam có thể nuôi sống được những trẻ cực non như thế. Nhưng mãi đến 24 giờ sau, thấy bé vẫn còn tự thở được nên vợ chồng chị được tư vấn chuyển Bệnh viện Nhi Đồng 2 để điều trị tiếp, dù biết rằng khả năng sống sót gần như không có.

 

 

Nước mắt của người mẹ hiếm muộn khi con sinh ra chỉ 24 tuần tuổi, nặng 660 gram được cứu sống - Ảnh 1

Bé sinh non ở tuần 24, nặng 660 gram.

 

 

Sau đoạn đường di chuyển xa, khi đến Bệnh viện Nhi Đồng 2, tình trạng khó thở của bé tiến triển nặng dần, khiến bé không tự thở được nữa, phải thở bằng máy. Mặc dù được chẩn đoán suy hô hấp nặng (bệnh màng trong độ 4), đã qua 24 giờ tuổi và mới có 24 tuần tuổi thai, cân nặng quá bé, các bác sĩ tại khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viện Nhi Đồng 2 vẫn quyết định bơm chất hoạt động bề mặt của phổi cho bé (chất này thường thiếu hụt rất nhiều ở trẻ non tháng), giúp phổi bé hô hấp dễ dàng hơn. Kết quả sau đó tình trạng hô hấp của bé được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bé nhiễm trùng ngày càng tăng, phải dùng nhiều loại kháng sinh, các chức năng hoạt động của cơ thể còn non kém, khiến cho quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

 

Ngoài bệnh lý ở phổi do trẻ non tháng, bệnh lý nhiễm trùng, rối loạn các chức năng, bé còn kèm thêm bệnh tim bẩm sinh (tồn tại ống động mạch) làm cho việc ăn sữa và cai máy thở khó khăn. Bé phải trải qua phẫu thuật cột ống động mạch khi cân nặng chưa đầy 1 kg, sau nhiều lần hội chẩn với bác sĩ tim mạch, phẫu thuật viên tim mạch và bác sĩ gây mê. Tuy nhiên, bé vẫn chưa cai được máy thở cho đến khi bé được điều trị loạn sản phổi. Hết biến chứng này đến biến chứng khác, khi đã tự thở được bằng khí trời thì cũng là lúc bé được phát hiện bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non. Do đó, bé lại trải qua phẫu thuật mắt sau khi hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa mắt.

 

 

Nước mắt của người mẹ hiếm muộn khi con sinh ra chỉ 24 tuần tuổi, nặng 660 gram được cứu sống - Ảnh 2

Bé xuất viện ngày 29/9 sau 4 tháng điều trị

 

Nhờ quá trình nuôi ăn bằng sữa mẹ sớm, cùng quá trình ấp bé da kề da không quản ngày đêm của ba mẹ, sự chăm sóc yêu thương tận tình của các bác sĩ và điều dưỡng khoa Hồi sức sơ sinh - bệnh viện Nhi Đồng 2, sau gần 4 tháng điều trị, gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm của trẻ sinh non, cuối cùng bé đã tự bú được rất giỏi, cân nặng tăng 2,1kg (hơn 3 lần cân nặng lúc sinh), chiều cao đã được 42 cm, vòng đầu 29 cm, gần bắt kịp trẻ bình thường.

 

Vừa qua, bé đã được xuất viện trong niềm hạnh phúc của gia đình, của đội ngũ các y bác sĩ.

 

Theo lời kể của bác sĩ Nguyễn Thanh Thiện - Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh BV. Nhi Đồng 2)

Nguồn: Đời sống & Pháp luật online

 

Đăng bởi: Nguyễn Thị Thu Hân

[Trở về]

Các tin khác