Bấm vào hình để xem kích thước thật

Đái dầm ở trẻ em

Ngày đăng:  21/05/2010

 
Lượt xem: 13098

 Đái dầm là một vấn đề thường gặp ở trẻ em. Trẻ biết kiểm soát nước tiểu vào ban ngày khi bàng quang bị đầy nước tiểu. Kiểm soát có ý thức và phối hợp này xảy ra khi trẻ 4 tuổi.

Kiểm soát bàng quang vào ban đềm thời gian kéo dài hơn và xảy ra khi trẻ 5 – 7 tuổi.

 

 

Số trẻ em bị đái dầm thay đổi theo tuổi :

Từ 5 tuổi  chiếm 16% trẻ bị đái dầm

Từ 15 tuổi chỉ từ 1-2%  trẻ bị đái dầm

Các bậc phụ huynh thường hay lo lắng vì sự bất tiện khi trẻ bị đái dầm, lo lắng vì sợ trẻ bị bệnh, còn đối với trẻ thì dễ bị mặc cảm.

Nguyên nhân đái dầm:

-          Bàng quang trẻ chưa trưởng thành

-          Bàng quang chứa một lượng nhỏ nước tiểu

-          Di truyền

-          Giảm vasopressin ( hóc môn làm giảm sản xuất nước tiểu)

-          Ngủ sâu làm trẻ giảm cảm giác đầy bàng quang

-          Những bệnh lý nội khoa :

·         Tiều đường

·         Nhiễm trùng tiểu

·         Nhiễm giun kim

·         Suy thận

·         Bón

Chẩn đoán:

-          Ghi lại nhật ký 24 giờ số lượng nước trẻ uống và số lượng nước tiểu trẻ đi tiểu.

-          Nếu trẻ có bất thường à làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Điều trị:

- Trước khi bắt đầu điều trị, cần tìm hiểu, xem trẻ đã sẳn sàng.và hợp tác điều trị hay chưa ?. Không nên ép buộc trẻ.

- Điều trị bệnh đái dầm thường kéo dài thời gian, vì vậy trẻ cần được 1 bác sĩ theo dõi, điều trị trong vòng 4 tháng.

- Cha, mẹ trẻ cũng cần phải hiểu rằng,  trẻ đái dầm là sự vô tình hoàn toàn, không nên phạt , khiển trách trẻ bằng lời nói hoặc đánh là không phù hợp.

Điều trị hành vi:

-          Nhắc trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ . Mỗi 2-3 giờ nên đánh thức trẻ và hỏi xem trẻ có cần đi tiểu không?

-          Không sử dụng tả lót ( nhất là đối với trẻ trên 8 tuổi)

-          Trãi một tấm không thấm nước lên nệm trẻ  tránh gây mùi hôi.

-          Khuyên trẻ thay quần áo khi bị đái dầm

-          Tuyết đối không trêu chọc trẻ khi trẻ bị đái dầm.

Điều trị động cơ:

-          Động viên tin thần và khích lệ trẻ bằng những phần thưởng tượng trưng mỗi khi trẻ không đái dầm .

-          Luyện tập bàng quang nếu trẻ có dung tích bàng quang nhỏ. Ví dụ: Trẻ 6 tuổi – dung tích bàng quang khoảng 240ml.

-          Tập cho trẻ giữ nước tiểu lâu hơn vào ban ngày.

Lưu ý:

-          Trẻ trên 7 tuổi, trước khi điều trị bằng thuốc, nên điều trị bằng kỹ thuật hành vi từ 3-6 tháng.

Điều trị bằng thuốc: Có 2 loại:

  1. Desmopressin ( DDAVP)
  2. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Điều trị bằng thuốc: mắc tiền và có nhiều tác dụng phụ, tỷ lệ tái phát cao.

Đăng bởi: Bs.CK2.Nguyễn Thiện Hoằng

[Trở về]

Các tin khác

Dậy thì sớm 14/08/2013