Khi nào cần nạo VA?
Ngày đăng: 10/12/2007
Lượt xem: 58344
VA là gì ? VA là từ viết tắt từ hai chữ Vegetations Adenoides , có nguồn gốc từ tiếng Pháp.Là khối mô lympho hình tam giác,vị trí ở phía sau- trên họng mũi ...
VA là gì ? VA là từ viết tắt từ hai chữ Vegetations Adenoides , có nguồn gốc từ tiếng Pháp.Là khối mô lympho hình tam giác,vị trí ở phía sau- trên họng mũi , VA được hình thành từ trong bào thai và có từ khi em bé vừa chào đời. chức năng của VA là tạo miễn dịch cho cơ thể chống lại các mầm bệnh .Ở vị trí này VA thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh trong không khí và trong thức ăn trước khi vào cơ thể để được kích thích tạo miễn dịch , đồng thời cũng vì thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh nên VA hay bị viêm nhiễm trùng.
Viêm VA là gì ? là sự viêm nhiễm trùng của khối mô lympho này với các triệu chứng sốt, sổ mũi đục, nghẹt mũi .Đây là bệnh lý hay gặp ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo (từ 1tuổi đến 6 tuổi ).
Khi sự viêm nhiễm trùng này tái phát thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ , cũng như kích thích làm cho khối VA quá phát to lên gây bít tắc đường thở và sự dẫn lưu dịch tiết của mũi xoang ,sự thông khícủa tai giữa mà hậu quả gây viêm xoang , viêm tai giữa thanh dịch, làm cho trẻ nghẹt mũi, đêm ngủ ngáy , ngủ không ngon giấc , hay đái dầm ,ban ngày thì ngủ gà,chậm chạp,thiếu minh mẫn, chậm phát triển .Thậm chí khối VA quá to đôi khi gây cho trẻ ngưng thở khi đang ngủ ,bệnh lý tim do phổi, vì mũi bị nghẹt nên trẻ phải thở bằng miệng làm ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn mặt .Mặc khác khi VA viêm nhiễm thường xuyên thì chức năng của VA cũng bị giảm sút hoặc không còn chức năng .Ngoài ra trong cơ thể có rất nhiều nơi cũng có tổ chức giống VA cùng sản xuất ra kháng thể để chống lại mầm bệnh , vì vậy khi nạo bỏ khối VA cũng không làm trẻ bị giảm khả năng miễn dịch.
Nạo VA là gì ?
Là phẫu thuật lấy bỏ khối VA ,có thể gây tê hoặc gây mê để nạo VA.
Vậy khi nào cần nạo VA ?
1.Khi viêm VA tái phát thường xuyên lớn hơn hoặc bằng 4 lần trong năm mặc dù đã được điều trị nội khoa đầy đủ, nhưng vẫn tái đi tái lại hoặc viêm VA kéo dài trên 3 tháng đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không hiệu quả .
2.Khi viêm VA kèm theo viêm tai giữa ứ dịch, viêm tai giữa cấp tái phát, viêm tai giữa mạn thủng nhĩ và viêm xoang mạn tính.
3.Khi viêm VA quá phát gây bít tắc đường thở với các triệu chứng như trên .
Đăng bởi: BS Quách Ngọc Minh - Chuyên Khoa Lẻ
Các tin khác
Hưởng ứng Ngày thị giác thế giới 07/10/2024
Nên làm gì để phòng ngừa sâu răng 22/06/2019
Nhận biết điếc ở trẻ nhỏ 15/07/2018
Hiểu về viêm Amygdal 01/03/2018
Một số thực phẩm tốt cho răng 04/03/2017
Làm cho trẻ vui khi đánh răng ! 24/11/2016