Kháng sinh sử dụng cho bệnh phổi mắc phải trong cộng đồng ở trẻ em
Ngày đăng: 14/07/2010
Lượt xem: 7421
Đây là một tổng quan hệ thống gồm 27 thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng bao gồm 11964 trẻ em nhẳm so sánh những kháng sinh điều trị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng do Sushil K Kabra (Pediatric Pulmonology Division, Department of Pediatrics, All India Institute of Medical Sciences, Ansari Nagar, New Delhi, 110029, India) và cộng sự nghiên cứu.
Đây là một tổng quan hệ thống gồm 27 thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng bao gồm 11964 trẻ em nhẳm so sánh những kháng sinh điều trị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng do Sushil K Kabra (Pediatric Pulmonology Division, Department of Pediatrics, All India Institute of Medical Sciences, Ansari Nagar, New Delhi, 110029, India) và cộng sự nghiên cứu.
Đặt vấn đề
Viêm phổi gây bởi vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho trẻ em ở các nước kém phát triển. Sự điều trị sớm bằng kháng sinh sẽ cải thiện được kết quả.
Mục tiêu
Xác định hiệu quả của kháng sinh trong bệnh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng ở trẻ em bằng cách so sánh các loại kháng sinh khác nhau.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng ở trẻ em, so sánh ít nhất 2 kháng sinh cho bệnh phổi mắc phải trong cộng đồng trong trường hợp nằm viện hoặc điều trị ngoại trú.
Kết quả
Có 27 nghiên cứu (11928 trẻ em), so sánh nhiều loại kháng sinh, không so sánh kháng sinh với placebo.
Đối với điều trị ngoại trú trong bệnh phổi mắc phải trong cộng đồng nhẹ, amoxycillin so sánh với co-trimoxazole có cùng tỉ lệ thất bại (OR 0.92; 95% CI 0.58 - 1.47) và tỉ lệ thành công (OR 1.12; 95% CI 0.61 - 2.03) (3 nghiên cứu bao gồm 3952 trẻ).
Đối với những trường hợp nằm viện trong bệnh phổi mắc phải trong cộng đồng nặng, amoxycillin đường uống so sánh với penicillin hoặc ampicillin đường chích có cùng tỉ lệ thất bại (OR 0.95; 95% CI 0.78 - 1.15) (3 nghiên cứu bao gồm 3942 trẻ). Tỉ lệ tái phát cũng giống nhau ở 2 nhóm (OR 1.28; 95% CI 0.34 - 4.82).
Đối với những trường hợp viêm phổi cộng đồng rất nặng, tỉ lệ tử vong ở những trẻ dùng chloramphenicol cao hơn so với những trẻ dùng phối hợp penicillin/ampicillin và gentamycin (OR 1.25; 95% CI 0.76 - 2.07) (một nghiên cứu bao gồm 1116 trẻ).
Kết luận
Đã có nhiều nghiên cứu với các phương pháp luận khác nhau nhằm khảo sát về sử dụng kháng sinh. Trong điều trị ngoại trú bệnh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, amoxycillin là một lựa chọn thay thế cho cotrimoxazole. Với tài liệu về các kháng sinh khác còn hạn chế thì amoxycillin/acid clavulanic và cefpodoxime có thể là thuốc lựa chọn đứng hàng thứ hai. Đối với các trường hợp viêm phổi nặng không có hạ oxy máu, amoxicillin uống có thể thay thế cho penicillin chích đối với bệnh nhân nội trú, tuy nhiên, sử dụng kháng sinh đường uống trong điều trị ngoại trú đối với những trường hợp này thì cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa.
Đối với bệnh nhân nằm viện do viêm phổi mắc phải trong cộng đồng mức độ nặng và rất nặng, penicillin/ampicillin phối hợp với gentamycin được lựa chọn ưu tiên hơn chloramphenicol. Các thuốc khác có thể thay thế cho những bệnh nhân này là ceftriaxone, levofloxacin, co-amoxyclavulanic acid và cefuroxime. Cần có thêm nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và phương pháp tương tự để so sánh những kháng sinh mới hơn.
Đăng bởi: DS. Mai Thu Hà
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013