Phẫu thuật noi soi thành công ca di vật đường thở.
Ngày đăng: 08/05/2013
Lượt xem: 7589
19h ngày 03/5/2013, em N.T.N Y – 9 tuổi, địa chỉ Đồng Nai, nhập viện tại khoa tai – Mũi – Họng bệnh viện Nhi đồng 2 với chẩn đoán dị vật đường thở.Trước khi được chuyển đến bệnh viện Nhi đồng 2, em đã được bệnh viện Nhi đồng – Đồng nai chụp X.quang tim phổi thẳng với kết quả bóng mờ có dạng hình nón tương ứng với vị trí phế quản góc (P).
Theo ghi nhận trong hồ sơ bệnh án, ngày 03/5/2013 em Y ngồi ngậm đầu bút bi khi đang học bài và nuốt sặc đầu bút vào miệng, gia đình phát hiện đưa em đi cấp cứu .
Ngày 04/5/2013, em Y được ê kíp Y Bác sĩ khoa Tai – Mũi – Họng bệnh viện Nhi đồng 2 phẫu thuật nọi soi khí phế quản gắp ra dị vật là đầu nắp bút bằng kim loại ở phế quản góc (P). Sau phẫu thuật, em có phản xạ thở nuốt tốt, hết khò khè, phổi trong và xuất viện ngày 06/5/2013.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần thiết phải để mắt tới trẻ trong lúc, mọi nơi, đang ăn hoặc chơi. Nếu thấy trẻ ho sặc sụa, tím tái, thở nấc thì nên đưa đến BV càng nhanh càng tốt vì có nhiều khả năng trẻ bị hóc dị vật. Những vật lạ rơi vào đường thở bị kẹt lại làm bít tắc đường hô hấp ngay gây ngạt thở cấp, nếu dị vật di động, đường thở sẽ bị bít lại. Trẻ không thở được dễ tử vong nhanh hay để lại các di chứng não suốt đời nếu không xử trí kịp thời. Các vật sắc nhọn còn đâm thủng gây loét, trầy trợt đường thở hoặc đâm xuyên vào các cơ quan xung quanh, hay vào mạch máu gây chảy máu có khi phải phẫu thuật. Dị vật rơi sâu xuống phế quản, ở lâu gây viêm mủ nặng, xẹp phổi, viêm phổi kéo dài, áp xe phổi, tràn khí màng phổi ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ rất khó chữa trị. Nếu trẻ bị ho kéo dài mà điều trị nội khoa không khỏi, cũng nên đưa đến bệnh viện chuyên khoa nhi để được kiểm tra xem trẻ có bị hóc dị vật hay không để can thiệp kịp thời.
Đăng bởi: CN.Lan Phương
Các tin khác
Thót tim vì tò mò chế tạo pháo! 19/12/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 12/2024 04/12/2024