Bấm vào hình để xem kích thước thật

Táo bón ở trẻ em

Ngày đăng:  07/02/2011

 
Lượt xem: 22621

Táo bón là tình trạng trẻ đi tiêu ít thường xuyên hơn bình thường, phân có khuynh hướng khô , cứng, làm cho trẻ khó đi tiêu và bị đau.

Táo bón thường phổ biến ở trẻ em, nhưng thường dễ bị bỏ qua và mức độ nghiêm trọng của nó thì thường chưa được quan tâm đúng mức.  Nó có thể làm giẩm chất lượng sống của đứa trẻ, gây nên các vấn để về cảm xúc và tạo nên áp lực trong gia đình. Táo bón nặng cần được điều trị sớm và tích cực. Thiếu hoạt động thể lực, chế độ ăn ít chất xơ và uống không đủ nước góp phần làm cho con số trẻ em ở Hoa kỳ bị bón mạn tinh cần phải điều trị gia tăng 30% từ 2008 đến 2009 theo các Nhà tiêu hóa học ở John Hopkins .

Các dấu hiệu của táo bón là trẻ ít đi tiêu hơn bình thường, đau quặn bụng, phân khô cứng, thấy phân ở quần lót của trẻ.

Trẻ thường bị táo bón khi nín đi tiêu. Nguyên nhân là do trẻ bị áp lực khi được tập đi vệ sinh, bị mắc cỡ khi dùng nhà vệ sinh chung, đang mải chơi nên không muốn bị ngắt ngang, hoặc là sợ bị đau, hoặc là không thoải mái khi đi tiêu. Những nguyên nhân khác có thể là trẻ đang điều trị bệnh, hoặc là bị Hirschprung (bệnh bẩm sinh gây ra táo bón kéo dài) , hoặc là trẻ ăn ít chất xơ, không uống đủ nước , hoạt động thể lực ít.

Việc nín đi tiêu làm cho phân trở nên khô, cứng và khó đi, làm ứ lại một khối phân trong trực tràng. Phân từ từ đầy lên và có thể bị rò rỉ ra ngoài, làm bẩn quần lót của trẻ. Cha mẹ thường lầm tưởng con mình bị tiêu chảy.

Khi trẻ nín đi tiêu ta sẽ thấy bộ dạng trẻ như là đang đứng trên đầu các ngón chân, sau đó đung đưa về gót chân, hoặc là có những hành vi nhảy nhót không bình thường, cha mẹ thấy tưởng như trẻ đang cố gắng “ đẩy” một cái gì đó.

Nên đưa trẻ đi khám bệnh nếu triệu chứng của táo bón kéo dài hơn 2 tuần hoặc táo bón có kèm theo một trong các triệu chứng sau: sốt, nôn ói, tiêu phân có máu, bụng bự lên, sụt cân, nứt hậu môn ( da quanh hậu môn bị nứt) hoặc bị sa trực tràng ( ruột lòi ra khỏi hậu môn) Cũng nên đưa trẻ đi khám khi thấy trẻ bị căng thẳng với việc đi tiêu , cảm thấy đầy bụng, có cục lổn nhổn hoặc là phân cứng và / hoặc phân giống như cứt dê, cùng với việc cảm thấy bụng chưa nhẹ sau khi đi tiêu.

Trẻ bị táo bón nặng cũng có thể không chịu đi tiêu, trốn vào một chỗ riêng tư nào đó, hoặc là có thể bị phân rỉ ra quần lót và đái dầm.

Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thói quen đi tiêu đều đặn, khuyến khích trẻ đi vệ sinh sau bữa ăn và khi thấy trẻ có dấu hiệu nin đi tiêu ,vận động thể lực thích hợp có thể cải thiên tình hình táo bón của trẻ.

 

Đăng bởi: ĐD Liên Kim- theo Healthday News và Viện Nhi khoa Hoa kỳ

[Trở về]

Các tin khác