Khoa CC Bv Nhi đồng 2 - Trẻ vị thành niên tự tử tăng cao
Ngày đăng: 23/10/2010
Lượt xem: 8649
Ngày 18/10. Khoa Cấp cứu Bv Nhi đồng 2 vừa tiếp nhận 1 trường hợp tự tử trẻ vị thành niên. Đó là em L.Thị Tr - 14 tuổi nhà ở Quận 2. Theo hồ sơ của Bv Quận 2 chuyển viện vào cấp cứu tại Bv NĐ 2 thì vào lúc 13h trưa ngày 17/10, bé có đi hát karaoke và uống bia đến say mèm cùng với những người bạn Nam của Anh rể. Tan tiệc 9h bé về nhà trong trạng thái không còn biết gì. Tuy nhiên gia đình không có la mắng gì về việc bé uống rượu quá say.
8h sáng hôm sau em thức dậy ăn sáng bình thường, Đến 10h thì em bị nôn ói và kêu Mẹ đến cứu. Mẹ em có nghe mùi thuốc diệt cỏ từ hơi thở của con, lại thấy con bị ói, trạng thái nhận thức lơ mơ, cứng người nên vội vàng cho bé nhập viện Bv ở Quận 2 cấp cứu.
Tại Bv Quận 2 em được rửa dạ dày, dùng than hoạt tính để điều trị. Sau đó các Bs thấy bé còn lơ mơ, gọi tên không có trả lời, có dấu hiệu loạn thần do Rượu nên chuyển em vào Bv Nhi đồng 2 tiếp tục điều trị.
Sau 1 ngày điều trị tại Khoa Nội-TH Bv NĐ 2. Bé tỉnh, tiếp xúc được và đã nói chuyện, cảm xúc ổn định, tư duy có liên quan. Em cho biết em uống thuốc diệt cỏ vào lúc nào không có nhớ. Nhưng có một người bạn đã chết của em nhập vào em. Rủ em cùng đi, em có nghe tiếng nói xúi giục em uống thuốc...
Sự lan tràn của rượu, thuốc lá, cần sa ma túy cũng có ảnh hưởng trên các em đang độ tuổi vị thành niên, liên quan nhiều đến vấn nạn tự tử. Đây là những thứ độc hại các em có thể sử dụng được một cách dễ dàng vì bị lôi cuốn và thiếu sự quan tâm của gia đình, khi gặp chuyện khó khăn hay buồn đau. Các em dùng những thứ này để quên thực tại, vì thế tinh thần bị tê dại, không còn khôn ngoan để nhìn thấy những suy nghĩ dại dột của mình. Sử dụng quá độ Rượu sẽ có thể dẫn đến Loạn thần do Rượu, có hoang tưởng, ảo giác, ảo thanh..v..v..
Khi con đến tuổi thiếu niên, giữa cha mẹ và con cái đã có một khoảng cách lớn. Nếu cha mẹ nghiêm khắc, độc đoán, buộc con làm theo ý cha mẹ trong mọi việc, khoảng cách đó lại càng lớn hơn. Nếu cha mẹ vì công việc làm ăn, vắng nhà thường xuyên trong khi đó con cái lúc nào cũng ở trong phòng, nghe nhạc, nói điện thoại hoặc đi chơi với bạn, cha mẹ và con cái không bao giờ gặp mặt trò chuyện, khoảng cách đó lại càng kinh khủng và có thể rất nguy hiểm, vì cha mẹ không thể biết con mình đang suy nghĩ hay toan tính điều gì.
Điều cần hơn hết trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là cha mẹ cần dành nhiều thì giờ ở gần bên con, trò chuyện tâm tình với con và yêu thương con vô điều kiện, có như thế khi gặp chuyện khó giải quyết hoặc khi buồn chán các em mới dám đến với cha mẹ để xin cha mẹ giúp đỡ
Trong năm 2009, số trẻ tự tử nhập viện Bv NĐ 2 điều trị khoảng gần 100 bé . Trong tổng số ca tự tử này, nữ nhiều hơn nam, chủ yếu ở lứa tuổi từ 10 - 15. Vì vậy, sự hỗ trợ về tinh thần của người thân các em là yếu tố quan trọng trong việc phòng tránh tự tử ở trẻ.
Đăng bởi: Thanh Hà
Các tin khác
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 12/2024 04/12/2024
Thông báo mời tham dự Hội nghị Khoa học Ghép tạng Trẻ em năm 2024 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 25/11/2024